Siêu âm có ảnh hưởng thai nhi không
Trong suốt quá trình mang thai nên siêu âm bao nhiêu lần? Nên siêu âm vào thời điểm nào? Siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Đó là câu hỏi không chỉ riêng em mà phần lớn thai phụ đều quan tâm.
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu nhưng chưa tìm thấy bằng chứng về việc siêu âm có ảnh hưởng đáng kể tới thai phụ và thai nhi. Chính vì vậy, trong những lần khám thai, thai phụ vẫn có thể thực hiện siêu âm nhiều lần theo chỉ định của bác sĩ nếu cần thiết. Nếu em có một thai kỳ khỏe mạnh thì không nên lạm dụng siêu âm thai.
Trong một thai kỳ bình thường, có 3 thời điểm quan trọng mà em cần phải đi khám thai và siêu âm thai: 3 tháng đầu của thai kỳ (tuần thai thứ 12-14), 3 tháng giữa thai kỳ (tuần thai thứ 22-24) và 3 tháng cuối thai kỳ (tuần thai thứ 32-34). Đây là số lần siêu âm tối thiểu trong suốt thai kỳ. Nếu bác sĩ phát hiện bất thường của thai phụ hoặc thai nhi thì số lần thai phụ phải đi khám thai và siêu âm sẽ nhiều hơn.
- Siêu âm khi tuổi thai 12-14 tuần: nhằm xác định chính xác tuổi thai, số lượng thai, dự đoán ngày sinh... nhất là ở những thai phụ không nhớ rõ ngày kinh cuối cùng hoặc có kinh nguyệt không đều. Lần siêu âm này là lần duy nhất có thể đo độ mờ da gáy để dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể và phát hiện những bất thường khác.
- Siêu âm khi tuổi thai 22-24 tuần: nhằm khảo sát hình thể thai nhi để phát hiện những dấu hiệu bất thường của thai nhi, nhau thai và nước ối… Lần siêu âm này cũng tầm soát các dị tật bẩm sinh ở thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng…
- Siêu âm khi tuổi thai 32-34 tuần: nhằm phát hiện một số bất thường xảy ra muộn ở tim, mạch máu và não... của thai nhi, đồng thời chẩn đoán cân nặng thai nhi, ngôi thai, nhau thai, dây rốn, nước ối… để tiên lượng cho cuộc sinh sắp tới.
Em đã siêu âm thai được 3 lần, lần thứ 3 lúc tuổi thai là 24 tuần, số lần em siêu âm thai như vậy không phải là nhiều, khi em mang thai được 32-34 tuần, em nên siêu âm thai 1 lần nữa để tiên lượng cho cuộc sinh nhé.
Không biết hiện tại em mang thai được bao nhiêu tuần rồi, nhưng những xét nghiệm em cần làm tới trước khi sinh con bao gồm:
- Khi tuổi thai 24-28 tuần: Xét nghiệm glucose máu để xác định em có mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ hay không.
- Xét nghiệm công thức máu để xác định tình trạng thiếu máu, thiếu sắt.
- Khi tuổi thai được 26 tuần, em nên tiêm uốn ván và tiêm mũi nhắc lại sau 1 tháng.
- Khi tuổi thai 28-36 tuần, em sẽ phải tái khám thai 2 tuần/lần.
- Khi tuổi thai được 36 tuần tới lúc sinh con, em sẽ phải tái khám thai 1 tuần/lần.
- Khi tuổi thai 37 tuần: Xét nghiệm dịch phết âm đạo hoặc trực tràng để xem em có nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B hay không (nếu dương tính thì thai phụ sẽ được dùng kháng sinh để ngăn ngừa vi khuẩn này xâm nhập vào em bé khi chuyển dạ).
Chúc em và bé khỏe!
Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016
Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016
tác dụng của quả bơ
http://www.khoelavang.com/tac-dung-cua-qua-bo-voi-suc-khoe-va-sac-dep/
Quả bơ cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng đa lượng cũng như vi lượng rất đa dạng và dồi dào. Do đó,tác dụng của quả bơ đối với sức khỏe và sắc đẹp có thể nói là “trên cả tuyệt vời”.
- 100g bơ cung cấp 160kcal, năng lượng này không đến từ đường mà từ protein và chất béo thực vật không bảo hòa. Do vậy có thể yên tâm rằng ăn bơ không những không béo lên mà còn có thể hỗ trợ giảm béo, tốt cho tim mạch.
- Chất béo thực vật (bảo hòa và không bảo hòa) trong 100g quả bơ cung cấp 23% nhu cầu hàng ngày của cơ thể, đặc biệt là chất béo từ quả bơ không chứa cholesterol. Cần biết rằng cơ thể người không thể thiếu chất béo, đặc biệt là chất béo thực vật, nếu không thì không thể hấp thu được các loại vitamin chỉ tan được trong dầu, ví dụ như vitamin A, D, E, K, khi đó cơ thể không thể khỏe, da không thể đẹp.
- Quả bơ giàu giàu kali nên giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp cũng như tốt cho người bị huyết áp cao. 100g quả bơ có thể cung cấp 10% nhu cầu hàng ngày về kali cho cơ thể.
- 100g quả bơ có thể cung cấp 28% nhu cầu hàng ngày về chất xơ thực vật cho cơ thể, qua đó hỗ trợ phòng chống táo bón rất hiệu quả.
- 100g quả bơ có thể cung cấp 12% nhu cầu về vitamin C hàng ngày cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh tật, cũng như chống các tác nhân oxy hóa có hại đối với cơ thể.
Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016
Tác dụng của ăn chuối
Chuối là loại trái cây vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng. Ở các nước nhiệt đới như nước ta thì chuối rất dễ trồng nên rất phổ biến, và rất rẻ. Vì những lý do đó nên bất cứ ai, bất cứ khi nào cũng có thể ăn chuối.
Vậy ăn chuối có tác dụng tốt như thế nào?
Xét về mặt dinh dưỡng thì chuối giúp cung cấp năng lượng, chất xơ, vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể, trong đó có thể kể đến:
- Chuối giàu kali nên giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp cũng như tốt cho người bị huyết áp cao. 100g chuối có thể cung cấp 10% nhu cầu hàng ngày về kali cho cơ thể. Cũng vì lý do này, cùng với việc cung cấp năng lượng nhanh, mà các vận động viên thể thao thường xuyên ăn chuối, kể cả trong lúc đang tập luyện hay thi đấu.
- 100g chuối có thể cung cấp 10% nhu cầu hàng ngày về chất xơ thực vật cho cơ thể, qua đó hỗ trợ phòng chống táo bón rất hiệu quả.
- 100g chuối cung cấp 14% nhu cầu hàng ngày về vitamin A cho cơ thể, do đó ăn chuối hàng ngày tốt cho mắt, cho da và sự phát triển xương.
- 100g chuối cung cấp 20% nhu cầu hàng ngày về vitamin B6 cho cơ thể, giúp quá trình chuyển hóa và trao đổi chất tốt hơn, kích thích tạo tế bào, hồng cầu cũng như bạch cầu, chống thiếu máu do thiếu B6.
- 100g chuối cung cấp 6% nhu cầu hàng ngày của cơ thể về magiê, là một loại vi chất thiết yếu đối với cơ thể, tham gia vào cấu trúc tế bào, cấu trúc màng,… hoạt hóa các loại men chuyển hóa protein, lipid, glucid, cũng như giúp làm dịu thần kinh, bảo vệ thành mạch máu, chống lại quá trình lão hóa xương,…
Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016
Nhóm máu hiếm nhất hiện nay là gì?
nhom mau nao hiem nhat
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện có 4 nhóm máu chính là O, A, B, AB, gọi tắt là nhóm máu ABO. Ngoài ra, còn có hệ thống kháng nguyên Rh, được gọi là Rh dương tính (Rh+) nếu có kháng nguyên Rh trên bề mặt tế bào hồng cầu, hoặc Rh âm tính (Rh-) trong trường hợp ngược lại.
Tình trạng Rh dương tính hoặc Rh âm tính sẽ được viết kèm với nhóm máu ABO. Có thể viết nhóm máu như sau: O+, O-, A+, A-, B+, B-, AB+, AB- . Nhìn bảng trên có thể thấy, những người có nhóm máu hiếm chỉ có thể truyền máu cho nhau, nếu truyền nhầm nhóm có kháng nguyên Rh+ sang Rh- có thể tạo ra các kháng thể gây phản ứng với các tế bào máu, dẫn đến hiện tượng tan máu, gây sốc, suy thận, trụy tim mạch và tử vong.
Những người có nhóm máu hiếm nếu cần được truyền máu (do tai nạn mất máu, phẫu thuật cấp cứu …) thì không phải lúc nào cũng có sẵn nguồn máu dự phòng. Vì vậy, những người thuộc nhóm này nên tích cực tự chăm sóc bản thân, gửi máu vào ngân hàng máu phòng khi cần dùng, hoặc tham gia hội những người mang nhóm máu hiếm để giúp nhau khi khẩn cấp.
Một rủi ro nữa là trường hợp mẹ có nhóm máu Rh-, bố có nhóm máu Rh+, theo quy luật di truyền, có ít nhất 50% trẻ sinh ra có nhóm máu giống bố là Rh+. Trong trường hợp có thai lần đầu, đứa trẻ mang nhóm máu Rh+ vẫn phát triển bình thường cho đến khi ra đời nếu quá trình mang thai, bánh nhau không bị tổn thương. Nhưng từ lần có thai thứ 2 trở đi, nếu con vẫn có nhóm máu Rh+ thì thường xảy ra sự cố nghiêm trọng do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con: do cơ thể mẹ sinh ra kháng thể đi qua bánh nhau chống lại kháng nguyên Rh+ có trên bề mặt hồng cầu của con và gây ngưng kết hồng cầu, còn gọi là tan máu. Hậu quả có thể gây sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, hoặc đứa trẻ sinh ra bị thiểu năng trí tuệ.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện có 4 nhóm máu chính là O, A, B, AB, gọi tắt là nhóm máu ABO. Ngoài ra, còn có hệ thống kháng nguyên Rh, được gọi là Rh dương tính (Rh+) nếu có kháng nguyên Rh trên bề mặt tế bào hồng cầu, hoặc Rh âm tính (Rh-) trong trường hợp ngược lại.
Tình trạng Rh dương tính hoặc Rh âm tính sẽ được viết kèm với nhóm máu ABO. Có thể viết nhóm máu như sau: O+, O-, A+, A-, B+, B-, AB+, AB- . Nhìn bảng trên có thể thấy, những người có nhóm máu hiếm chỉ có thể truyền máu cho nhau, nếu truyền nhầm nhóm có kháng nguyên Rh+ sang Rh- có thể tạo ra các kháng thể gây phản ứng với các tế bào máu, dẫn đến hiện tượng tan máu, gây sốc, suy thận, trụy tim mạch và tử vong.
Những người có nhóm máu hiếm nếu cần được truyền máu (do tai nạn mất máu, phẫu thuật cấp cứu …) thì không phải lúc nào cũng có sẵn nguồn máu dự phòng. Vì vậy, những người thuộc nhóm này nên tích cực tự chăm sóc bản thân, gửi máu vào ngân hàng máu phòng khi cần dùng, hoặc tham gia hội những người mang nhóm máu hiếm để giúp nhau khi khẩn cấp.
Một rủi ro nữa là trường hợp mẹ có nhóm máu Rh-, bố có nhóm máu Rh+, theo quy luật di truyền, có ít nhất 50% trẻ sinh ra có nhóm máu giống bố là Rh+. Trong trường hợp có thai lần đầu, đứa trẻ mang nhóm máu Rh+ vẫn phát triển bình thường cho đến khi ra đời nếu quá trình mang thai, bánh nhau không bị tổn thương. Nhưng từ lần có thai thứ 2 trở đi, nếu con vẫn có nhóm máu Rh+ thì thường xảy ra sự cố nghiêm trọng do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con: do cơ thể mẹ sinh ra kháng thể đi qua bánh nhau chống lại kháng nguyên Rh+ có trên bề mặt hồng cầu của con và gây ngưng kết hồng cầu, còn gọi là tan máu. Hậu quả có thể gây sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, hoặc đứa trẻ sinh ra bị thiểu năng trí tuệ.
Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2016
Táo bón nên ăn gì?
Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất gây ra táo bón chính là chế độ ăn uống. Thường những người có chế độ ăn uống ít chất xơ rất dễ bị táo bón. Người uống quá nhiều trà hay cà phê cũng dễ bị táo bón. Người uống ít nước cũng dễ bị táo bón.
Chính vì vậy, việc điều chỉnh chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị táo bón, hoặc hỗ trợ đắc lực khi điều trị táo bón do các nguyên nhân khác không phải do ăn uống.
Vậy bị táo bón nên ăn gì hoặc không nên ăn gì?
- Trước tiên, nên uống nước nhiều mỗi ngày. Nước giúp giữ ẩm, làm mềm phân. Lưu ý là nên uống nước cách xa bữa ăn, vì nếu uống nước nhiều ngay trước bữa ăn thì dễ bị no bụng, khó ăn, còn nếu uống nhiều ngay sau bữa ăn thì sẽ làm loãng dịch tiêu hóa, không tốt cho tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, một ly nước ấm vào buổi sáng sau khi thức dậy rất tốt cho đường tiêu hóa.
- Ăn uống hợp lý, cân đối 4 nhóm thực phẩm, trong đó đặc biệt lưu ý tăng cường chất xơ (có trong rau củ quả) giúp phân không bị khô và kích thích nhu động ruột. Không được quên chất béo (dầu ăn hoặc mỡ hoặc sữa không tách béo) trong khẩu phần ăn. Nhiều người do lớn tuổi, hoặc vì muốn giảm cân, hoặc lý do nào đó, mà hạn chế tối đa chất béo trong bữa ăn. Đây cũng là sai lầm nghiêm trọng về dinh dưỡng. Thiếu chất béo ngoài việc gây táo bón, còn gây ra vấn đề không hấp thu được các loại vitamin chỉ tan trong dầu (vitamin E chẳng hạn).
- Tránh hoặc hạn chế các gia vị cay nóng.
- Hạn chế các loại thức uống có chất đắng như trà, cà phê.
Dừa cạn và công dụng chữa bệnh thần kỳ
Dừa cạn còn gọi là trường xuân, hoa hải đằng, bông dừa, dương giác, pervenche de Madagascar. Theo Đông y và kinh nghiệm dân gian, dừa cạn có tính có tính mát, vị đắng, tác dụng hoạt huyết, tiêu thũng, trị viêm, hạ huyết áp.
Vì vậy chúng được phơi hãm trà để điều trị chứng huyết áp cao, bệnh mạch vành.
Trong đó thành phần vincristin, vinblastin khi tách chiết thành dạng thuốc tiêm sẽ có tác dụng lớn trong ức chế tế bào hoặc sự phân bào.
Cho nên chúng hạn chế được việc hình thành bạch cầu thừa ở bệnh nhân ung thư máu. Đặc biệt đến nay, y khoa vẫn chưa tìm ra phương pháp gì điều trị bệnh bạch cầu tốt hơn nên chiết xuất dừa cạn càng trở nên quý với bệnh nhân ung thư máu.
Tuy nhiên không phải cứ dùng trà dừa cạn thì chữa được ung thư, bởi một liều tiêm vincristin, vinblastin có hàm lượng rất cao, việc dùng các thành phần này cũng dễ bị ngộ độc nên cần có sự hướng dẫn của bác sỹ điều trị.
Hoạt chất trong dừa cạn phụ thuộc vào nơi trồng và thu hái. Giống trồng ở Việt Nam được đánh giá là thảo được tốt tương đương dừa cạn ở Madagascar, chứa khoảng 0,1-0,2% alkaloid toàn phần.
http://www.khoelavang.com/cay-dua-can-tri-benh-gi/
Vì vậy chúng được phơi hãm trà để điều trị chứng huyết áp cao, bệnh mạch vành.
Trong đó thành phần vincristin, vinblastin khi tách chiết thành dạng thuốc tiêm sẽ có tác dụng lớn trong ức chế tế bào hoặc sự phân bào.
Cho nên chúng hạn chế được việc hình thành bạch cầu thừa ở bệnh nhân ung thư máu. Đặc biệt đến nay, y khoa vẫn chưa tìm ra phương pháp gì điều trị bệnh bạch cầu tốt hơn nên chiết xuất dừa cạn càng trở nên quý với bệnh nhân ung thư máu.
Tuy nhiên không phải cứ dùng trà dừa cạn thì chữa được ung thư, bởi một liều tiêm vincristin, vinblastin có hàm lượng rất cao, việc dùng các thành phần này cũng dễ bị ngộ độc nên cần có sự hướng dẫn của bác sỹ điều trị.
Hoạt chất trong dừa cạn phụ thuộc vào nơi trồng và thu hái. Giống trồng ở Việt Nam được đánh giá là thảo được tốt tương đương dừa cạn ở Madagascar, chứa khoảng 0,1-0,2% alkaloid toàn phần.
http://www.khoelavang.com/cay-dua-can-tri-benh-gi/
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)